Khắc phục lỗi loạn cảm ứng trên Android là vấn đề được nhiều người dùng quan tâm, đặc biệt khi tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm sử dụng điện thoại. Khi màn hình cảm ứng hoạt động không ổn định, phản hồi sai lệch hoặc tự động thao tác, người dùng sẽ gặp nhiều bất tiện trong công việc và giải trí. Vậy nguyên nhân gây ra lỗi loạn cảm ứng trên Android là gì và làm cách nào để xử lý hiệu quả?
Xem nhanh
Nguyên nhân gây lỗi loạn cảm ứng trên Android
Loạn cảm ứng là tình trạng màn hình điện thoại không phản hồi chính xác theo thao tác của người dùng hoặc tự động nhảy ứng dụng dù không có bất kỳ tác động nào. Đây là lỗi phổ biến trên nhiều dòng Android như OPPO, Samsung, Xiaomi, Vivo và có thể xuất phát từ cả phần cứng lẫn phần mềm.
- Điện thoại bị rơi rớt, va đập: Khi điện thoại bị rơi nhiều lần hoặc va chạm mạnh, màn hình cảm ứng và linh kiện bên trong có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến lỗi cảm ứng.
- Sử dụng miếng dán màn hình kém chất lượng: Miếng dán hoặc kính cường lực không đạt tiêu chuẩn có thể làm giảm độ nhạy của cảm ứng, gây chậm hoặc loạn thao tác.
- Ảnh hưởng từ môi trường: Điện thoại tiếp xúc với môi trường ẩm, lạnh hoặc bị vào nước có thể khiến cảm ứng hoạt động không ổn định. Một số model như OPPO Reno8 T 4G 256GB dễ bị ảnh hưởng trong điều kiện này.
- Xung đột phần mềm: Khi hệ thống phần mềm quá cũ hoặc xảy ra xung đột giữa các ứng dụng, bộ vi xử lý có thể bị quá tải, làm giảm độ chính xác của cảm ứng.
- Chơi game quá nặng: Việc chơi game nặng liên tục có thể làm nóng máy, khiến hệ thống phản hồi chậm và gây loạn cảm ứng.
- Sử dụng củ sạc, cáp sạc kém chất lượng: Dùng sạc không chính hãng có thể gây nóng máy, làm ảnh hưởng đến màn hình cảm ứng và gây lỗi.
Cách khắc phục lỗi loạn cảm ứng trên Android đơn giản, hiệu quả nhất
Sau khi xác định được nguyên nhân, bạn có thể áp dụng một số cách sau để khắc phục lỗi loạn cảm ứng trên điện thoại Android.
Kiểm tra củ sạc, cáp sạc
Hãy kiểm tra xem bạn có đang sử dụng sạc chính hãng hay không bằng cách quan sát logo, thông tin in trên củ sạc và cáp sạc để đảm bảo đúng thương hiệu. Ngoài ra, hãy kiểm tra tình trạng vật lý của dây sạc, nếu thấy bị đứt, gãy, lỏng lẻo hoặc có dấu hiệu hao mòn thì nên thay mới. Nếu đang dùng sạc kém chất lượng, hãy thay thế ngay bằng bộ sạc chính hãng để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Tháo miếng dán màn hình để kiểm tra độ nhạy cảm ứng
Nếu đang sử dụng miếng dán màn hình hoặc kính cường lực, bạn hãy thử tháo chúng ra và kiểm tra lại độ nhạy của cảm ứng. Nếu cảm ứng hoạt động bình thường sau khi tháo miếng dán, bạn nên thay thế bằng một loại chất lượng hơn.
Giải phóng dung lượng bộ nhớ
Điện thoại bị đầy bộ nhớ có thể khiến hệ thống xử lý chậm hơn, gây ra hiện tượng loạn cảm ứng. Hãy kiểm tra dung lượng điện thoại và xóa bớt các ứng dụng không cần thiết, đồng thời dọn dẹp bộ nhớ đệm.
Cập nhật phần mềm
Nếu điện thoại của bạn đang chạy trên phiên bản hệ điều hành quá cũ, hãy kiểm tra và cập nhật phần mềm lên phiên bản mới nhất. Điều này có thể giúp khắc phục lỗi do xung đột hệ thống.
Khởi động lại điện thoại
Một cách đơn giản nhưng hiệu quả để khắc phục lỗi loạn cảm ứng trên Android là khởi động lại máy. Việc này giúp điện thoại làm mới hệ thống, đóng các ứng dụng chạy ngầm và có thể cải thiện độ nhạy của cảm ứng.
Đưa điện thoại về chế độ an toàn (Safe Mode)
Nếu nghi ngờ lỗi loạn cảm ứng do ứng dụng bên thứ ba, hãy đưa điện thoại vào chế độ an toàn (Safe Mode) bằng cách: Vuốt xuống hai lần trên thanh thông báo và chọn Tùy chọn nguồn > Nhấn và giữ Power off > Khi xuất hiện thông báo Reboot to safe mode chọn OK.
Điện thoại sẽ khởi động lại ở chế độ an toàn, hiển thị thông báo ở góc dưới bên trái. Cách này áp dụng cho hầu hết các thiết bị Android, dù có thể khác tùy phiên bản.
Khôi phục cài đặt gốc
Nếu đã thử tất cả các cách trên nhưng vẫn không khắc phục được lỗi loạn cảm ứng trên Android, bạn có thể tiến hành khôi phục cài đặt gốc để đưa điện thoại về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn nên sao lưu toàn bộ dữ liệu quan trọng có trong máy.
Bạn có thể khôi phục cài đặt gốc trên Android bằng cách vào Cài đặt > Hệ thống > Tùy chọn đặt lại > Khôi phục cài đặt gốc > Đặt lại và chờ quá trình hoàn tất.
Khi nào cần mang điện thoại đến Care Center sửa chữa?
Nếu đã thử tất cả các phương pháp như kiểm tra miếng dán màn hình, thay thế bộ sạc, khởi động lại thiết bị, cập nhật phần mềm hoặc khôi phục cài đặt gốc nhưng điện thoại vẫn bị loạn cảm ứng, rất có thể vấn đề xuất phát từ phần cứng. Khi đó việc tự sửa chữa tại nhà không còn hiệu quả, bạn nên đưa máy đến trung tâm sửa chữa uy tín như Care Center để kiểm tra chuyên sâu.
Một số dấu hiệu cho thấy điện thoại cần được sửa chữa chuyên nghiệp bao gồm:
- Màn hình bị liệt hoàn toàn, không thể thao tác cảm ứng dù đã khởi động lại thiết bị.
- Cảm ứng hoạt động chập chờn, phản hồi không ổn định, lúc được lúc không.
- Điện thoại nóng lên bất thường dù chỉ sử dụng các tác vụ thông thường.
- Màn hình có dấu hiệu nứt vỡ, cong vênh, ảnh hưởng đến khả năng hiển thị và cảm ứng.
- Máy từng bị rơi rớt, va đập mạnh, gây hư hỏng phần cứng bên trong.
- Điện thoại bị vào nước, khiến linh kiện bên trong bị chập mạch, ảnh hưởng đến màn hình cảm ứng.
Khắc phục lỗi loạn cảm ứng trên Android không quá phức tạp nếu bạn xác định đúng nguyên nhân và áp dụng phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, nếu bạn đã thử mọi cách nhưng tình trạng vẫn không được khắc phục, hãy mang máy đến trung tâm sửa chữa uy tín như Care Center để kiểm tra và thay màn hình kịp thời nhất nhé.
Đọc thêm:
- Mẹo khắc phục lỗi sim không có dịch vụ trên Android cực hiệu quả 2025
- Bật mí cách fix lỗi không nhận được tin nhắn SMS trên Android hiệu quả
- Bật mí cách dùng 2 ứng dụng cùng lúc trên Android cực dễ 2025
- Cách hiển thị ứng dụng trên màn hình điện thoại iPhone và Android đơn giản
Địa chỉ Trung tâm bảo hành Care Center
64 Bạch Đằng, P.14, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM